Thông tin chung

Parabolic Flight 2013: Sản phẩm của sinh viên trường ĐHCN sẽ tham gia thí nghiệm tại Nhật Bản

diepht

Tháng Mười Một 12

Ngày 12/11, sau 2 tháng để thực hiện xây dựng/chế tạo thiết bị thử nghiệm sản phẩm sinh viên trường Đại học Công nghệ, ĐHQGHN đã tham gia buổi thẩm định kỹ thuật sản phẩm công nghệ của các chuyên gia đến từ JAXA- Nhật Bản.
 
Sau khi được đánh giá chất lượng các thiết bị thí nghiệm, các sinh viên sẽ thực hiện thí nghiệm của mình trên chuyến bay không trọng lượng tại Tokyo, Nhật Bản.
Ngoài các chuyên gia đến từ JAXA- Nhật Bản, tham dự buổi thẩm định gồm GS.TS Nguyễn Thanh Thủy- Phó hiệu trưởng trường; PGS.TS Doãn Minh Chung- Giám đốc Viện Công nghệ Vũ trụ, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam; TS. Nguyễn Thị Hồng Hạnh- Phó ban Công tác Chính trị HS-SV, ĐHQGHN.
Phát biểu tại buổi thẩm định, GS.TS Nguyễn Thanh Thủy gửi lời chúc mừng đến các sinh viên đã đạt thành tích và được lựa chọn trong cuộc thi Parabolic Flight. Bởi vì, các sinh viên trường ĐHCN là 1 trong 3 đề xuất, ý tưởng được lựa chọn để thực hiện thí nghiệm trên chuyến bay không trọng lượng tại Tokyo, Nhật Bản.
Sau phần trình bày và đưa ra sản phẩm của sinh viên trường ĐHCN. Nhóm chuyên gia đến từ JAXA-Nhật Bản đã tích cực thảo luận và góp ý nhằm giúp cho sản phẩm của nhóm hoàn thiện và ổn định hơn nữa trong thí nghiệm sắp tới.
 
Tại cuộc thi, các nước Asean có 9 đề xuất và sinh viên Nhật Bản gần 30 đề xuất, ý tưởng để tham dự cuộc thi. Về phía các nước Asean có 3 đề xuất được lựa chọn để thực hiện thí nghiệm gồm:
1.“Formation of sound resonance profile in tube” by Sultan Idris Education University, Malaysia
2.“The interaction of Accelerometer and Gyroscope in Microgravity Condition” by University ofEngineering and Technology, Vietnam.
3. “The study of Hydrilla verticillata's cyclosis in zero-gravity” by Kasetsart University, Thailand.
Còn đối với Nhật Bản có 4 ý tưởng được lựa chọn để thực hiện thí nghiệm.

 

“The interaction of Accelerometer and Gyroscope in Microgravity Condition” by University ofEngineering and Technology, Vietnam”. Đây là ý tưởng của nhóm sinh viên lớp K55CA gồm Vũ Xuân Lai, Thái Công Khanh, Vũ Tiến Tùng và Nguyễn Mạnh Cường. Ý tưởng chính của nhóm như sau: Kể từ năm 2007, các thiết bị di động thông minh đã trở nên phổ biến và phát triển nhanh hơn bao giờ hết. Nhiều công nghệ đã được tích hợp bên trong các thiết bị nhỏ, ví dụ như Accelerometer and Gyroscope. Từ những ngày đó, trong đầu chúng tôi đã luôn thắc mắc một câu hỏi: liệu các phi hành gia có thể mang điện thoại thông minh lên trên vũ trụ? Và liệu nó có làm việc bình thường như trong điều kiện có trọng lực dưới mặt đất? Liệu trong vũ trụ không còn trọng lực, với thời gian rảnh rỗi họ có thể chơi các các trò chơi như Need for speed, Temple run, Riptide…hay không. Nếu họ nghiêng điện thoại để di chuyển nhân vật, liệu thiết bị có còn nhận diện được thao tác nghiêng đó? Để trả lời câu hỏi đó, chúng tôi đã thực hiện thí nghiệm để kiểm nghiệm hoạt động Accelerometer và Gyroscope, những thành phần chính để nhận diện chuyển động của thiết bị, để kiểm tra liệu chúng có làm việc chính xác trong môi trường không trọng lực.

 

 Tuyết Nga (UET-News)

© VNU-UET-Faculty of Information Technology. All rights reserved.